Tại nhiều doanh nghiệp lớn đang tồn tại những khoản nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng, thậm chí lên tới hàng nghìn tỷ đồng, hệ quả của những khoản đầu tư tràn lan, thiếu quản lý chặt chẽ trong các khoản nợ trong quá trình hoạt động.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp vì thiếu vốn phải xoay đủ đường, từ vay bạn bè, người thân đến nợ đối tác và ngân hàng, theo chuyên gia, đó là một vòng nợ luẩn quẩn.

Thế khó của rất nhiều doanh nghiệp hiện tại, đó là muốn khôi phục chuỗi cung ứng, sửa sang nhà xưởng, đổi mới máy móc để phục hồi nhưng đói vốn. Khó lại chồng khó khi chi phí nguyên vật liệu, mặt bằng hiện tại đều tăng mạnh khiến nhu cầu vốn đè nặng lên doanh nghiệp.

Thực tế trên thị trường, cơ hội cho ngành thực phẩm khi các đối tác châu Âu thời điểm hiện tại đặt hàng rất nhiều. Tuy nhiên, chính doanh nghiệp Việt không dám nhận đơn hàng vì…không có vốn để mua nguyên liệu.

Trước đây doanh nghiệp chỉ cần 100 tỷ đồng để dự trữ nguyên liệu thì hiện phải thêm khoảng 50 tỷ đồng vì giá cả tăng cao. Những khoản nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng không có phương án thu hồi, vốn tín dụng không tiếp cận được, để cầm cự doanh nghiệp thậm chí phải tự vay vốn bạn bè, người thân dù khoản tiền này cũng không nhiều.

Chúng tôi chỉ mong thu được nợ dù chỉ là một phần trong số đó, để doanh nghiệp có thêm vốn sản xuất”, giám đốc một công ty tại TPHCM nói.

Ngoài tự xoay sở, không ít doanh nghiệp vì không muốn mất mối làm ăn trong hoàn cảnh khó khăn, buộc phải chọn cách cho khách hàng nợ tiếp và cứ thế nợ chồng chất nợ.

Giám đốc một doanh nghiệp đồ nội thất xuất khẩu thừa nhận, việc cho khách hàng nợ tiếp dù chưa trả xong nợ cũ có thể khiến doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán tài chính, với những khoản nợ không trả đúng hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp gần như không có lựa chọn, buộc phải cho khách hàng nợ tiếp vì nếu từ chối đơn hàng, đối tác có thể chuyển hướng tìm nhà cung cấp mới, trong tình hình tất cả đều khó khăn chung.

Nói về phương án vay ngân hàng để có thêm vốn, giảm thiểu việc cho khách nợ: “Doanh nghiệp… giờ rất khó để vay ngân hàng vì các doanh nghiệp cùng xếp hàng dài, không biết khi nào mới tới lượt. Trong khi đó, mọi chi phí từ sản xuất, máy móc, nhà xưởng, lương công nhân đều phải tăng lên để kịp đơn hàng cuối năm”, vị lãnh đạo công ty nói.

Thừa nhận thực tế này, chính các doanh nghiệp đang sợ không có vốn để quay vòng sản xuất nên không dám trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nguy cơ nợ xấu của toàn thị trường nếu tình hình này tiếp diễn. Khi cả cấu trúc vốn bị đóng băng, hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm với nền kinh tế.

Thực tế đáng lo đang được giới chuyên gia cảnh báo là tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau của chính các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất hàng hóa tiêu dùng…Khi vốn tín dụng khan hiếm, các doanh nghiệp mua hàng, ghi công nợ nhưng không thể thanh toán đúng hạn, doanh nghiệp nọ “gối nợ” doanh nghiệp kia.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc một công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng cho hay, doanh nghiệp ông đang chịu cảnh “rát tai” vì bị đối tác đòi nợ tiền nguyên vật liệu. Tuy nhiên, khổ sở hơn là chính công ty ông cũng bị khách mua nợ tiền hàng dù đã quá hạn cả tháng. Đây không chỉ là hiện tượng cá biệt mà đã lan rộng ra nhiều ngành nghề.

Từ đó, đặt ra lo lắng khi về vòng nợ luẩn quẩn giữa các doanh nghiệp ngày một lớn lên. 

Nợ xấu tăng nhanh, doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động

Khảo sát mới đây của Atradius chỉ ra thực tế đáng lo. Có tới 58% tổng giá trị giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong những tháng qua được thực hiện bằng hình thức bán hàng trả chậm và có tới 48% các giao dịch này là hóa đơn quá hạn trong đó nợ khó đòi và nợ xấu ở mức cao.

Nói về vấn đề này, doanh nghiệp càng nhỏ càng chịu áp lực về nợ nần trong khi những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp hiện vẫn chỉ mang tính chất nhỏ giọt.

Nhìn tổng thể, một chuyên gia lâu năm trong ngành kinh tế cho rằng, chìa khóa hiện tại để tháo gỡ bài toán nợ xấu là các doanh nghiệp phải quyết liệt trong việc thu hồi nợ, không thể để việc chiếm dụng vốn lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nếu lan rộng sẽ ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế.

Không thể cứ ngồi chờ ngân hàng giải ngân cho vay để lấy vốn hoạt động. Chính các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt lên tiếng xin nới room khi nhu cầu vốn giai đoạn quý 3 và cuối năm luôn rất lớn. Tuy nhiên, tới hiện tại Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái tích cực nào. Vậy nếu cứ trông chờ vào ngân hàng thì chưa biết sẽ phải chờ đến bao giờ.

Xương Rồng là công ty luật đã có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến thu hồi nợ xấu của doang nghiệp. Để xử lý được nợ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh những tháng cuối năm doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ theo số hotline của công ty luật Xương Rồng 0974 966 622, email: info@xuongrong.com.vn.

Total Page Visits: 46 - Today Page Visits: 1