
Nợ, nợ, nợ… Vòng xoáy vay nợ – trả nợ cuối năm làm các chủ doanh nghiệp như trên chảo lửa. Với phần lớn các doanh nghiệp thì thu hồi nợ xấu đã trở thành căn bệnh khó chữa.
Nhiều doanh nghiệp thuê kế toán giỏi, giao hẳn phụ trách công nợ, để theo dõi và đề xuất hướng giải quyết ngay khi có khoản nợ đến mức báo động. Nhưng vấn đề bức bối này cũng chỉ giảm được phần nhỏ.
Dành thời gian tìm hiểu trao đổi thông tin với nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, chúng tôi đã nhận thấy, hầu hết các doanh nghiệp những tháng cuối năm đều chung 1 nỗi lo về nợ khó thu hồi, dưới đây là những ví dụ điển hình:
Những tháng cuối năm, trong phòng kế toán,
“Bên kia báo mấy giờ họ chuyển tiền?” – giám đốc hỏi kế toán. “Họ báo đầu giờ chiều ạ, còn khách hàng khác nói cũng đang đợi tiền về như mình, chắc phải ngày kia” – nhân viên sale trả lời. “Cháu giục họ nhanh lên, gần cuối năm rồi” – ông giám đốc thở dài.
Trong phòng kế toán, giọng gọi điện thoại dồn dập, lúc tình cảm, lúc gắt gỏng. “Họ nợ, mình đòi không được. Mình lại phải nợ người khác. Mà bên mình nợ họ gọi điện văng tục, buồn lắm” – cô kế toán ủ dột.
“Cứ cuối năm, vòng luẩn quẩn đòi nợ – trả nợ này làm chúng tôi rất mệt mỏi”. Công ty của ông chuyên sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng, gồm đá các loại, cát nghiền, nguyên liệu cho nhà máy xi măng, bê tông .v.v.
Gọi điện thoại không được, nhắn tin không trả lời, thậm chí đến thẳng công ty hay nhà riêng để ngồi lì chờ đợi… nhưng dù sao đó vẫn là những kiểu đòi nợ thân thiện.
Anh Q giám đốc một chi nhánh công ty về cửa cuốn, cứ mỗi dịp cuối năm lại vò đầu với các khoản nợ.
Anh Q kể: “Công ty chủ yếu chỉ nợ vật tư, bên thi công thì hầu như bên nào cũng nợ lẫn nhau. Tổng thầu nợ nhà thầu phụ, chủ đầu tư lại nợ tổng thầu, thành vòng tròn luẩn quẩn. Cách giải quyết ban đầu thường “khủng bố” bằng điện thoại, nhắn tin thúc giục. Nếu không hiệu quả, tiếp tục cho kế toán đến công ty xem cam kết trả nợ thế nào .v.v.
Anh Q cho biết doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thường tránh dùng biện pháp cứng rắn, trừ khi “vỡ trận”. Trường hợp thuê “xã hội đen” thì chỉ những chỗ cho vay nặng lãi. Còn người làm ăn chân chính đa số thuê luật sư. Cách đòi nợ cũng chuyên nghiệp và khoa học.
Ông T, phó giám đốc một công ty xây dựng, kể nhiều năm liền bị một đối tác nợ 2,9 tỉ đồng. Qua mối quan hệ, ông biết công ty họ đã được chủ đầu tư thanh toán, nhưng tay giám đốc lấy tiền tiêu dùng cá nhân, mua bất động sản.
Nhiều lần cho nhân viên đến đòi, nhưng chỉ đến uống nước trà rồi về tay trắng, ông phải in băngrôn đòi nợ treo trước cửa. Thậm chí, ông phải nhờ đến sự can thiệp của luật sư có thâm niên trong thu hồi nợ.
“Bài học cho tôi là không bao giờ cao hứng cho nợ vật tư nhiều đến vậy. Trong hợp đồng, tôi lưu ý đến vài trăm triệu là phải thanh toán rồi mới cung cấp tiếp” – ông T bộc bạch.
Làm ăn đàng hoàng, nợ gối đầu nhau là chuyện thường, và doanh nghiệp chúng tôi phải chấp nhận luật chơi này. Nhưng thực tế có nhiều kẻ nợ rất ác, họ có tiền vẫn không trả, cứ chây ì ra để chiếm dụng vốn đối tác mà kiếm lợi cho mình” – ông bức xúc.
Thu hồi nợ xấu vấn đề nhức nhối những tháng cuối năm
Ông N hiện đang có hơn 10 con nợ khó đòi, một số do làm ăn khó khăn và nhiều người thì có tiền cũng không muốn trả. Trong khi đó, ông lại đang bị ngân hàng gây áp lực dữ dội vì các khoản vay đầu tư nhà xưởng. Có ngân hàng bắn tiếng sẽ phát mãi bất động sản ông thế chấp cho họ.
“Tôi đi đòi nợ mà phải mang theo cặp rượu Chivas và hộp yến làm quà cho họ” – ông N kể đãi khách nợ ăn uống say sưa, rồi vừa tặng quà vừa năn nỉ. Cuối cùng, ông còn cắn răng cắt bỏ luôn 8% lợi nhuận để được khách nợ gật đầu hứa trả nợ, nhưng hết cả tuần qua vẫn chưa thấy họ chuyển đồng nào.
Hơn 10 tỉ đồng công nợ chưa đòi được trong khi vừa bị ngân hàng “dí”, hoạt động của công ty những tháng cuối năm bị trì trệ khiến ông Năm bị stress nặng. Ông tâm sự đi đòi nợ gặp đối tác làm ăn khó khăn làm ông lo, nhưng gặp kẻ có tiền mà cứ chây ì khiến ông vừa lo vừa giận, vừa stress.
“Mình thì không có tiền để xoay. Họ thì mới nâng đời xe sang, nhà lớn mà không chịu trả nợ” – ông N nói. Ông N còn 10 tỉ đồng khó đòi, các bạn ông cũng đang luẩn quẩn vòng xoáy đòi nợ và bị nợ dí.
Có bạn khuyên ông nhờ tới sự hỗ trợ của các công ty luật chuyên về xử lý nợ xấu, vậy mà trước giờ ông không nghĩ tới, biết sớm đỡ khổ hơn bao nhiêu.
Cũng như bao lần trước, cứ mỗi năm “sa lầy” cảnh khổ này, họ đều hứa thầm: sang năm dứt khoát không cho nợ như vậy nữa. Nhưng rồi tất cả lại “vũ như cẩn”, vì làm ăn bây giờ mà không cho nợ lòng vòng lẫn nhau thì đố làm được.
Cơ quan chức trách không mặn mà giải quyết
Theo một số doanh nhân, nhiều người hiện không tin tưởng việc chuyển các vi phạm hợp đồng tài chính cho cơ quan chức trách xử lý.
“Rất phức tạp, mất thời gian công sức đi lại, mà nhiều nơi còn không muốn thụ lý, thậm chí xử lý rồi vẫn không lấy tiền lại được” – một chủ nợ nói.
Nợ xấu là liều thuốc độc giết chết doanh nghiệp. Nợ xấu càng chậm giải quyết thì càng chết đau đớn hơn.
Doanh nghiệp tự tìm lối thoát.
Như trao đổi ở trên với các doanh nghiệp, chúng ta đều thấy doanh nghiệp phải tự tìm cách xử lý nợ ngay cả những giai đoạn nhức nhối nhạy cảm với muôn kiểu đòi nợ khác nhau: từ năn nỉ thuyết phục, tới việc cắt lại phần trăm nợ cho khách nợ để đòi được nợ. Cơ quan chức trách không mặn mà giải quyết, nhưng nhiều doanh nghiệp không hề biết rằng có rất nhiều công ty luật uy tín, hoạt động lâu năm trong mảng pháp lý về giải quyết các khoản nợ xấu có thể giúp được các doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật.
Xương Rồng là công ty luật đã có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến thu hồi nợ xấu của doang nghiệp. Để được luật sư tư vấn thu hồi nợ nhanh nhất, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ theo số hotline của công ty luật Xương Rồng 0974 966 622, email: info@xuongrong.com.vn.